Sàn mái bê tông là nơi dễ bị ứ đọng nước từ các nguồn trực tiếp. Nước mưa nước tưới cây, gây thấm dột xuống sàn mái nhà tầng dưới, hoặc bề mặt tường ống dẫn thoát nước. Vậy giải pháp chống thấm sàn mái bê tông nào là tối ưu nhất cho trường hợp này. Cùng Công Ty Bách Khoa đi tìm những biện pháp chống thấm sau nhé.
Chống thấm sàn mái bê tông
Ngoài các biện pháp thi công chống thấm sàn mái bê tông bằng sika, trong xây dựng còn sử dụng một “quy trình chống thấm sàn mái” khác cũng rất hiệu quả đó là quy trình chống thấm bằng vật liệu tấm khò nóng gốc bitum.
Ngoài các loại vật liệu chống thấm sàn mái bê tông trên Công ty Chống Thấm Bách Khoa áp dụng một số vật liệu như sau:
1. Thi công chống thấm sàn mái bê tông bằng Koli Urethane
Công đoạn 1: Chuẩn bị bề mặt thi công chống thấm
Bước 1: Dùng máy móc chuyên dụng mài bề mặt trước khi thi công, bất kể là bề mặt bê tông, gạch men, hay gạch gốm, v.v.
Bước 2: Tiến hành vệ sinh sạch sẽ bề mặt, loại bỏ bụi bẩn bằng máy thổi bụi, hút bụi. Lưu ý, vệ sinh khô, tuyệt đối không làm ướt bề mặt chống thấm.
Bước 3: Kiểm tra toàn bộ bề mặt thi công để đảm bảo không còn các vết rỗ, bong tróc. Nếu có thì phải sử dụng vữa chuyên dụng để tiến hành sửa chữa lại.
Bước 4: Thử độ ẩm bề mặt, đảm bảo không vượt quá độ ẩm cho phép là 8%.
Công đoạn 2: Thi công chống thấm
Bước 1: Thi công lớp lót chống thấm koli Urethane – Koli 100 lên phía trên bề mặt đã chuẩn bị.
Bước 2: Đợi trong vòng 24 tiếng để đảm bảo công trình đã khô hoàn toàn. Sau đó, chuẩn bị các dụng cụ chuyên dụng như chổi quét, bàn gạt, con lăn, máy phun để thi công chống thấm với Koli 288.
Bước 3: Khuấy đều hợp chất Koli 288 trong vòng 2 – 3 phút cho đến khi được hỗn hợp đồng nhất .
Bước 4: Phủ ít nhất 2 – 3 lớp sơn chống thấm Koli Urethane lên trên bề mặt công trình.
- Lớp thứ nhất: sơn lớp mỏng có độ bao phủ khoảng 0.5kg/m2.
- Các lớp tiếp theo: sơn tiếp với độ bao phủ cao hơn khoảng 0.75kg/m2
Lưu ý mỗi lớp thi công cách nhau ít nhất 4 đến 5 giờ đồng hồ.
Bước 5: Cuối cùng, tiến hành bảo vệ lớp chống thấm koli Urethane bằng cách dán gạch, phun cát khô (kích thước 0.4 ~ 0.8mm) lên bề mặt chống thấm tùy thuộc theo tính chất công trình.
Sau đó, đợi trong vòng 72 giờ để lớp chống thấm cuối cùng khô hoàn toàn rồi mới tiếp tục thi công các bước hoàn thiện tiếp theo.
Khi thi công chống thấm bằng Koli Urethane, cần lưu ý một số điểm sau đây:
- Công trình sau khi thi công chống thấm bằng koli Urethane khoảng 28 ngày mới đạt được đầy đủ tính chất cơ lý.
- Sử dụng ngay, không cần pha loãng hay cho thêm bất kỳ một loại dung môi nào khác.
- Chọn thời điểm thi công khô ráo, thời tiết thuận lợi, không mưa ẩm.
1. Sử dụng máy mài chuyên dụng làm phẳng bề mặt, máy hút bụi để làm sạch các tạp chất, bụi, bê tông, vữa xi măng rơi vãi trên bề mặt sàn. Tiếp đó dùng vòi phun nước áp lực cao rửa sạch bụi bám trên bề mặt bê tông.
2. Cần phải đục rãnh ở mặt trên bê tông chung quanh ống (khoảng 15×15mm) nếu ống nhựa PVC đã được đặt cố định trước. Sử dụng BestFlex EP200 lấp đầy miệng rãnh chung quanh ống PVC bằng BestFlex EP200.
3. Cách dùng BestSeal AC402 như sau: Cho từ từ thành phần B ( bột màu xám) vào thành phần A theo tỷ lệ: 1A : 4B. Thao tác trộn cẩn thận theo đúng tỷ lệ.
4. Đợi đến lúc bề mặt bê tông vừa ráo nước, quét 1 lớp hợp chất chống thấm hai thành phần BestSeal AC402 với định mức 1.25kg/lớp/m2.
5. Đợi khoảng 24÷48h (Ngoài trời nắng ráo thì chỉ cần trong 1 ngày), quét 1 lớp hợp chất chống thấm thứ 2 BestSeal AC402 với định mức 1.25kg/lớp/m2.
6. Tiếp theo, chờ khoảng 24h phủ một lớp vữa hỗn hợp chống thấm bảo vệ xi măng và cát B7.5 có trộn Latex R114, độ dày bình quân 15 – 20mm.
Lưu ý: Công trình phải được đảm bảo bảo dưỡng trong vòng ít nhất 7 ngày trước khi được coi là hoàn thiện.
Chống thấm polyurethane là gì?
Là các sản phẩm ứng dụng của hợp chất Polyurethane với mục đích chống thấm. Chống thấm Polyurethane (PU) thường ở dạng lỏng, sau khi lưu hóa sẽ tạo thành lớp màng polyurethane đàn hồi, đóng rắn nguội.
Hình ảnh chất chống thấm Urethane
Polyurethane là vật liệu chống thấm ưu việt, dễ dàng thi công, chất lượng ổn định, bền vững trong mọi điều kiện khắc nghiệt. Không những thế, polyurethane còn có khả năng chống tia UV, khả năng bám dính cao trên nhiều loại bề mặt, độ đàn hồi cao, tuyệt vời trong việc che phủ các vết nứt và giá cả cực kì cạnh tranh.
Những ưu điểm vượt trội của chống thấm Polyurethane
Hiện nay, trên thị trường vật liệu chống thấm rất đa dạng từ truyền thống đến hiện đại cho thi công chống thấm hiệu quả. Nhưng trong đó kể đến 5 loại chính sau đây:
Chống thấm PU – Polyurethane.
Chống thấm gốc xi măng: Với độ bám dính bề mặt tốt, chống nước hiệu quả nhưng chịu độ rung lắc kém, không co giãn.
Chống thấm Bitum Polymer: Thi công nhanh nhưng độ bền không cao
Chống thấm Silicate dạng thẩm thấu: độ bám dính cực tốt, xử lý được mọi bề mặt rò rỉ nhưng chi phí lại khá cao
Chống thấm Epoxy: Vật liệu được ưa chuộng nhưng giá thành cao hơn Polyurethane.
Trong số đó, chống thấm Polyurethane là vật liệu chống thấm duy nhất mang đầy đủ những ưu điểm mà một hóa chất chống thấm cần có như:
Sản phẩm có độ bền rất cao.
Với các sản phẩm dạng lỏng khi thi công sẽ liên tục không mối nối, một số sản phẩm có khả năng tự san phẳng, thẩm mỹ cao.
Nhiều sản phẩm có độ đàn hồi lớn, độ phủ và khả năng bắc cầu vết nứt (làm liền) rất cao.
Có khả năng kháng tia UV
Chịu được sốc nhiệt (nhiệt độ thay đổi lớn trong thời gian ngắn) và thay đổi nhiệt độ theo mùa với biến thiên lớn.
Đặc biệt, nhờ tính phản chiếu ánh nắng tốt của gốc PU đã khiến bề mặt như được bảo vệ tuyệt đối, bám dính hầu hết trên mọi loại nền với chi phí thấp rất đáng để bạn đầu tư.
2. Thi công chống thấm sàn mái bê tông bằng hai thành phần gốc xi măng
(Áp dụng được với Topseal 107 và các dòng vật liệu chống thấm 2 thành phần gốc xi măng khác. Tuy nhiên, tỉ lệ phối trộn 2 thành phần được quy định theo từng nhà sản xuất. Thường là đã được tính và đóng bao sẵn theo tỉ lệ thích hợp.)
Công đoạn chuẩn bị bề mặt
Với công trình cũ: Phá dỡ toàn bộ lớp phủ (vữa, gạch ốp) đến cốt bê tông. Làm sạch lớp vữa bê tông bám ngoài mặt cốt.
Dọn dẹp sạch sẽ các mảnh vụn và cát bằng CHỔI NHỰA. Lưu ý: không dùng chổi rơm, chổi tre, chổi chít các kiểu vì nó sẽ để lại vụn hữu cơ.
Sử dụng chổi thép vệ sinh sạch nếu bề mặt có bám rêu, tảo,…
Dùng nước phun, dội, rửa sạch bề mặt. Đồng thời quét bằng chổi nhựa sạch. Nếu là mặt sàn, sử dụng cây cào nước bằng cao su để làm sạch và không để lại nước đọng.
Sử dụng giẻ để thấm nước đọng ở những vị trí lõm
Sửa dụng vữa TKA Monos hoặc vữa thông thường để sửa chữa những vị trí lõm trên tường, mặt sàn. Mặt sàn có thể dùng vữa rót không co để lấp đầy các hố lõm.
Công tác thi công
Bề mặt phải được chuẩn bị tốt, bão hòa với nước sạch nhưng không đọng nước trên bề mặt. Chuẩn bị sẵn mặt bằng các phòng để làm đồng thời vì hỗn hợp sau khi trộn chỉ nên sử dụng trong 30 phút.
Đổ tất cả các túi trong thùng vào thùng, hoặc chia đôi để làm từng phần. Nếu muốn làm từng phần nhỏ, phải dùng cân để định lượng theo đúng tỉ lệ Dung dịch A : Bột B = 1 : 1.6. Dùng máy khoan lắp cánh khuấy để khuấy như khuấy sơn trong 4-5 phút.
Thi công lớp thứ nhất lên bề mặt ẩm bằng chổi quét, ru lô hoặc máy phun chuyên dụng, chiều dày 1 lớp từ 0.5 – 1.0 mm. Với sàn vệ sinh, quét chân tường và xung quanh tường từ mặt sàn lên đến độ cao 40cm. Để se lại thì quét lớp thứ hai lên, lớp thứ 2 được quét vuông góc với lớp đầu tiên. Tương tự với lớp thứ 3.
Đối với mặt sàn vệ sinh. Dùng rulo lăn sơn để lăn sau khi đã quét xung quanh tường ở bước trên. Lăn 3 lớp tương tự.
Trên đây là hai biện pháp mà Công ty Chống Thấm Bách Khoa đưa ra cho quá vị tham khảo
Mọi chi tiết xin liên hệ :
Công Ty Chống Thấm Bách Khoa
Cam Kết Chống Thấm,Chống Dột Triệt Để 100%
Hotline: 0979.109.456 – 0388.109.456 (24/24)